Mật rỉ đường là gì ? được dùng để làm gì?
Rỉ đường hay còn được gọi ngắn gọn là mật rỉ, mật rỉ đường là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Rỉ mật đường là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường, là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường mà từ đó đường không còn có thể kết tinh một cách kinh tế nữa bởi các công nghệ thông thường.
Cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Đun sôi nước để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường được tách ra và phần mật mía tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần cô đặc, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là rỉ mật hay rỉ đường.
Trong rỉ đường mía còn một lượng đường nhỏ. Không giống như trong đường tinh luyện, rỉ đường chứa một lượng vitamin và một lượng đáng kể một số chất khoáng như canxi, magie, kalivà sắt, mỗi thìa cà phê rỉ mật đường có thể cung cấp 20% giá trị hàng ngày cần thiết đối với các khoáng chất này.
Mật rỉ đường chiếm 3-5% trọng lượng mía đem ép, và có thành phần chính gồm:
Lưu ý: Thành phần của mật rỉ đường phụ thuộc vào giống mía, giai đoạn thu hoạch, thổ nhưỡng, thời tiết và quy trình sản xuất đường của nhà máy. Do vậy rỉ mật sẽ thay đổi về thành phần dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc và độ nhớt.
Rỉ mật cũng được dùng để lên men tạo ra các sản phẩm như cồn ethanol, nấm men, axit amin và axit xitric cũng như được dùng trong ngành sản xuất gạch ngói.
Hiện nay tại các nhà máy chế biến bột ngọt, loại phụ phẩm nước mật đường lên men cô đặc đang trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Rỉ mật đã được dùng làm thức ăn cho gia súc và gia cầm từ thế kỷ thứ 19. Vào thời đó, người ta dùng rỉ mật như là một nguồn năng lượng và còn là như một chất hút bụi.
Hạn chế bụi có tầm quan trọng lớn bởi vì gia súc rất dễ bị các bệnh về phổi do bụi gây ra, đồng thời bụi cũng là một vấn đề đối với người chăn nuôi.
Bụi cũng làm tăng thức ăn thừa. Tài liệu cho thấy rằng 10% rỉ mật thực tế có thể loại trừ được toàn bộ bụi và 30% thì loại trừ được các tiểu phần mịn.
Rỉ mật đã được sử dụng để nuôi gia súc (cả nhai lại và dạ dày đơn) ở nhiều nước nhiệt đới. Trước đây rỉ mật thường được dùng cho gia súc ăn ở mức tương đối thấp trong khẩu phần (thường dưới 20% khẩu phần).
Tuy nhiên, gần đầy các nghiên cứu ở Cuba cho thấy rằng rỉ mật có thể dung như một loại thức ăn thay thế cho ngũ cốc như là một giải pháp cho việc thâm canh chăn nuôi ở vùng nhiệt đới.
Rỉ mật có thể được cho gia súc ăn theo một số cách khác nhau như trộn rỉ mật với các thức ăn khác, rỉ mật pha loãng để cung cấp năng lượng trực tiếp hay dùng như là một chất chứa N phi protein (NPN), vitamin, khoáng và cả thuốc thú y.
Mật rỉ đã được dùng để nuôi lợn ở ở nước ta. Có nơi đã dùng tỷ lệ rỉ mật tới 60% trong khẩu phần lợn hậu bị và lợn nái, 25-30% trong khẩu phần lợn choai và lợn vỗ béo.
Khi tăng tỷ lệ rỉ mật trong khẩu phần của lợn choai và lợn vỗ béo thì lượng thu nhận và tăng trọng tăng lên nhưng hiệu quả chuyển hoá thức ăn giảm xuống do tăng tốc độ chuyển dời của thức ăn trong đường tiêu hoá.
Khác với lợn vỗ béo, lợn choai không dễ thích ứng với một tỷ lệ rỉ mật cao trong khẩu phần. Khi tỷ lệ rỉ mật vượt trên 25% nó thường có tác dụng nhuận tràng.
Thường thì nó được cho ăn kết hợp các thức ăn bổ sung protein như saccharomyces, nấm men và bột cá. Cũng có thể sử dụng rỉ mật cùng với các phụ phẩm hữu cơ nhà bếp được đun lên để cho lợn ăn.
Harland (1995) kết luận rằng có thể dùng tới 10% rỉ mật trong khẩu phần của gà choai và 20% khẩu phần gà đẻ. Tuy nhiên do có vấn đề là rỉ mật có nhiều K nên gây nhuận tràng.
Mặc dù hầu hết gà có biểu hiện tốt khi cho ăn khẩu phần cân bằng có chứa tới 20% rỉ mật, nếu bổ sung quá 4% rỉ mật sẽ dễ dẫn đến gà uống nhiều nước và phân bị ướt. lượng rỉ mật tối đa trong khẩu phần của gà 0-4 tuần tuổi là 1%, còn các loại gà khác là 5%.
Trong ao nuôi, tôm chỉ sử dụng 20-30% lượng đạm trong thức ăn, phần còn lại sẽ chuyển hóa loại đạm có độc là amoni (NH3) và nitrit (NO2).
Do đó, các nhà khoa học đã tận dụng cơ chế hoạt động của các loại vi khuẩn dị dưỡng là sử dụng carbon và nitơ để tổng hợp protein, nhằm loại bỏ hai chất độc hại này. Điểm mấu chốt ở đây, là cần bổ sung nguồn carbon cho ao nuôi tôm. Và MẬT RỈ ĐƯỜNG chính là sự lựa chọn thích hợp cho giải pháp này.
Các thử nghiệm tại cơ quan nghiên cứu của Úc đã cho rằng bón mật rỉ đường với liều lượng 30 lít/ha là thích hợp nhất, vì sẽ rất an toàn, hữu ích giúp giảm chi phí và giảm được pH trong ao nuôi.
Ngoài việc hòa với nước tạt đều khắp ao, mật rỉ đường còn được sử dụng để ủ với men vi sinh để xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản: ủ mật đường với men vi sinh từ 3-6h sục khí liên tục và tạt xuống ao.
Giảm chi phí xử lý nước ao nuôi, cho ra sản phẩm sạch, góp phần bảo vệ môi trường. Hi vọng, đây cũng sẽ là một giải pháp giúp ngành nuôi tôm công nghiệp bền vững hơn trong tương lai.
Địa chỉ: 308 Bình Thành - Bình Hưng Hòa B - Bình Tân -TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0567898835
Email: hoanglongphat.ktoan@gmail.com
Website:http://caretech.com.vn/